Thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm, kế hoạch giáo dục biển đảo và dạy học lịch sử địa phương năm học 2020 – 2021, sáng ngày 20/01/2021, tổ Sử - Địa phối hợp với Liên đội và Hội CMHS tổ chức cho học sinh lớp 7/12 học tập trải nghiệm tại Nhà trưng bày Hoàng Sa – TP. Đà Nẵng.

Tại đây, các em được tham quan và nghe thuyết minh các hiện vật theo từng chủ đề, tư liệu, hình ảnh về lịch sử quá trình khai phá, việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hình ảnh về Hoàng Sa, điều kiện tự nhiên và sinh vật biển trên quần đảo Hoàng Sa; được nghe giới thiệu về các chứng nhân lịch sử gắn liền với quần đảo Hoàng sa; các em còn được xem các bộ phim tư liệu sống động về lịch sử xác lập và cuộc đấu tranh anh dũng của quân dân ta để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Việc quan sát, lắng nghe thuyết minh và ghi chép tỉ mỉ các thông tin cần thiết sẽ giúp các em hoàn thành bài thu hoạch sau buổi học này.

Sau khi tham quan, tìm hiểu các  chủ đề được trưng, các em thực sự rất hào hứng khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tương tác, tham gia trò chơi nhỏ, trả lời câu hỏi tái hiện hiểu biết của HS đồng thời được nhận các phần quà ý nghĩa là các kỉ yếu về quần đảo Hoàng Sa.

Học tập trải nghiệm tại Nhà trưng bày Hoàng Sa là hoạt động được nhà trường thường xuyên tổ chức. Qua các hoạt động học tập trải nghiệm này đã tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử - văn hóa đang được lưu giữ, trưng bày tại Nhà trưng bày, định hướng cho học sinh tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử; tự hào về lịch sử truyền thống của quê hương, dân tộc, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục địa phương, giáo dục biển - đảo.


Thực hiện kế hoạch giáo dục địa phương và dạy học trải nghiệm của nhà trường năm học 2020-2021, sáng ngày 05/11/2020, Tổ Sử - Địa phối hợp với Liên đội tổ chức cho 50 học sinh lớp 7 tham quan, học tập tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Tại đây, các em được tham quan, học tập, tìm hiểu về địa giới và tên gọi của Đà Nẵng xưa; được nghe giới thiệu các sự kiện lịch sử tiêu biểu, quá trình hình thành, đấu tranh và xây dựng, phát triển qua các chặng đường lịch sử của thành phố Đà Nẵng.

Đặc biệt các em được tham gia các hoạt động trải nghiệm và tương tác với chương trình “Ngược dòng kí ức”, chương trình được tổ chức dưới hình thức teambuilding, chia học sinh thành từng đội dưới 8 em/đội. Mỗi đội tham gia trả lời các câu hỏi kiến thức liên quan đến nội dung trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng và các trò chơi vận động, chung sức. Các phần thi được tính điểm, các đội thi có điểm cao sẽ được nhận các phần thưởng từ Ban tổ chức.

Đây là buổi học ngoại khóa hấp dẫn, thú vị. Qua buổi học này đã góp phần tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử - văn hóa đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng, định hướng cho các em tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử; tự hào về lịch sử truyền thống của quê hương, dân tộc, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục địa phương, giáo dục biển - đảo năm học 2020-2021; đồng thời góp phần đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, xây dựng các nội dung giáo dục nhằm phát huy hiệu quả của hình thức dạy học trải nghiệm thực tế. Tạo ra các giờ học ngoại khóa hấp dẫn, thú vị cho học sinh, phát huy những mô hình, giờ học sáng tạo thu hút đông đảo học sinh tham gia góp phần gơi dậy niềm yêu thích môn lịch sử và địa lý.

Một số hình ảnh của buổi học:


Nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để các bạn học sinh giao lưu kết bạn, học hỏi, rèn luyện kĩ năng tiếng Anh cũng như tham gia các hoạt động lý thú sau những giờ học chính khóa đầy căng thẳng; CLB Tiếng Anh trường THCS Nguyễn Huệ đã tổ chức sinh hoạt đều đặn trong những năm qua.

Đến với chủ điểm “SCHOOL AND FRIENDS” (mái trường và bạn bè) của CLB Tiếng Anh (28/ 10/ 2017) vừa qua, các bạn học sinh khối lớp 6 yêu thích Tiếng Anh đã có dịp được tham gia chương trình, làm quen và thể hiện kĩ năng Tiếng Anh của mình. Bên cạnh đó, CLB Tiếng Anh tháng 10 còn kết hợp cùng Trung Tâm Anh Ngữ Victoria với sự góp mặt của các giáo viên bản ngữ. Đây cũng là sự thay đổi lớn trong cách tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các bạn học sinh có cơ hội được trò chuyện, học hỏi và trên hết là sự cảm nhận tiếng Anh không còn là thứ ngôn ngữ xa lạ.

Tiêu chí tham gia CLB không có gì ngoài niềm đam mê và yêu thích Tiếng Anh. Chính đặc điểm này đã thu hút được sự thích thú và tự nguyện tham gia nhiệt tình của các em học sinh. Trong chương trình, Ban tổ chức đã đưa ra rất nhiều hoạt động vừa học vừa chơi như: Lắng nghe và làm theo “Mr. Max says…”, Trổ tài đoán tranh hay miêu tả chi tiết bức tranh chỉ trong vòng 1 phút… Sự nhanh nhẹn, các ý tưởng sáng tạo và trí thông minh của các bạn học sinh qua từng phần chơi đã được bộc lộ rõ nét. Các bạn học sinh đến với sân chơi sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ lo lắng hồi hộp đến vui vẻ và tràn đầy tự tin. Ngoài những hoạt động được thiết kế đặc thù nhằm giúp các bạn học sinh vui vẻ và thoải mái khi tham gia, CLB Tiếng Anh còn cung cấp một môi trường thuận lợi giúp học sinh cải thiện khả năng tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp của mình.

Sự hào hứng và tự tin hơn về khả năng tiếng Anh của các em học sinh sau mỗi buổi sinh hoạt là niềm động lực và cũng là mục tiêu đạt được của CLB. Đây quả là một sân chơi cần thiết và là một hoạt động vững mạnh trong nhà trường, giúp các bạn học sinh tiến bộ nhanh hơn trong việc học tiếng Anh cũng như yêu thích hơn nữa bộ môn này.

GV: ÔNG HOÀNG OANH THƯ

TỔ: NGOẠI NGỮ

Thực hiện kế hoạch giáo dục biển đảo và giáo dục địa phương năm học 2019 – 2020, sáng ngày 26/10/2019, Tổ Sử - Địa phối hợp với Liên đội và Hội CMHS lớp 7/12 tổ chức cho 50 học sinh học tập trải nghiệm tại Nhà trưng bày Hoàng Sa và biển Mỹ Khê.

Tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, các em được tham quan các hiện vật theo từng chủ đề thông tin, tư liệu, hình ảnh  về lịch sử quá trình khai phá, việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hình ảnh về Hoàng Sa, điều kiện tự nhiên và sinh vật biển trên quần đảo Hoàng Sa; được nghe giới thiệu về các chứng nhân lịch sử gắn liền với quần đảo Hoàng sa; tham gia các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tương tác, tham gia trò chơi nhỏ, trả lời câu hỏi tái hiện hiểu biết của HS.

Tại bãi biển Mỹ Khê, các em được tham gia hoạt động thể chất và trải nghiệm qua hoạt động team building; tham gia các trò chơi thể chất rèn luyện tinh thần đoàn kết, hợp tác; trải nghiệm các hoạt động tập thể trên bãi biển sạch – đẹp.

Qua các hoạt động học tập trải nghiệm này đã tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử - văn hóa đang được lưu giữ, trưng bày tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, nhằm định hướng cho học sinh tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử; tự hào về lịch sử truyền thống của dân tộc,  góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục địa phương, giáo dục biển - đảo.

Một số hình ảnh hoạt động:


Cũng như các tổ chuyên môn khác, sau khi được nhà trường tổ chức tập huấn tập trung, ngày 9/12/2017 giáo viên tổ Toán Lý đã có những giây phút hào hứng, sôi nổi cùng nhau trao đổi, cùng nhau học tập và học tập lẫn nhau để có thể tự tin làm chủ Thiết bị U-Pointer – thiết bị tương tác thông minh trong thực dạy trên lớp.

Thiết bị bảng tương tác thông minh U-pointer là thiết bị hiện đại giúp giáo viên có thể giảng dạy cơ động, linh hoạt các tiết dạy có ứng dụng CNTT tại các phòng học có trang bị máy chiếu dưới hình thức tương tác trực tiếp với thiết bị bảng tương tác thông minh U-pointer; giúp học sinh tiếp thu bài giảng nhanh, sáng tạo hơn khi nghe giảng và phát biểu xây dựng bài, qua đó, đòi hỏi sự nỗ lực tự học, tự nghiên cứu của từng học sinh.

Không giống như học với máy chiếu hình thức soạn giảng trên powerpoint, chủ yếu là trình chiếu nội dung bài soạn, thiết bị tương tác U-pointer giúp cho ghọc sinh và giáo viên có thể tự mình tương tác được với nội dung bài học và có thể thực hiện được những thí nghiệm của môn hóa học, môn lý, môn sinh,…ngay trên thiết bị giảng dạy mà không sợ các phản ứng cháy nổ gây nguy hiểm hay thiếu công cụ theo giõi trực quan, chi tiết. Từ đây có thể thấy được sự hấp dẫn của thiết bị mang lại cho việc học, có được sự chủ động và trải nghiệm nhiều hơn, thú vị hơn.

Qua một buổi trải nghiệm, hầu hết các thầy cô giáo đã có thể thực hiện bài giảng với những thao tác cơ bản trên bảng tương tác. Chắc chắn rằng bảng tương tác thông minh sẽ được ứng dụng nhiều trong các tiết dạy sắp tới, nâng cao chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn trong trường.

 

 








Tập trung cao độ


Tích cực tìm hiểu


Hăng hái thực nghiệm


 

 


Người viết bài: Phan Thị Cẩm Tú

Ngày 01/12/2018, Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thành phố cho học sinh trung học năm học 2018 - 2019. Cuộc thi năm nay có 264 học sinh tham dự, 148 giáo viên hướng dẫn với 148 dự án của 22 lĩnh vực đến từ 61 trường. Kết quả trường THCS Nguyễn Huệ đạt giải Nhất với dự án: Sử dụng vỏ lụa sắn trong nuôi trồng nấm bào ngư tím và nấm linh chi, được thực hiện bởi nhóm học sinh Ngô Phương Minh và Tạ Nam Hoàng, học sinh lớp 9/7 do cô Huỳnh Thị Ba hướng dẫn.


Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Huệ xin thông báo đến quý phụ huynh, các em học sinh lich kiểm tra học kì I năm học 2017-2018.

Hoạt động tiêu biểu

Website liên kết

Thống kê truy cập

897537
Hôm nay:
Hôm qua:
Tháng này:
Tất cả
1031
2212
36850
897537

Thành tích

Gương mặt tiêu biểu